5 nguy cơ có thể gặp phải khi xét nghiệm ADN

Chọn phải trung tâm xét nghiệm xét nghiệm AND không đảm bảo uy tín sẽ đạt bạn trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vậy đó là những nguy cơ nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh hiệu quả.

1. Nguy cơ lẫn mẫu, nhiễm mẫu

Lẫn mẫu mẫu khi xét nghiệm AND là mẫu phẩm được sử dụng để làm xét nghiệm không phải của người đã đăng ký làm xét nghiệm. Việc lẫn mẫu, nhiễm mẫu rất khó để phát hiện ra, từ đó dẫn đến sai kết luận về quan hệ huyết thống, gây ra những hệ lụy trầm trọng.

Nhiễm mẫu trong xét nghiệm AND xảy ra khi AND từ một mẫu xét nghiệm này nhiễm sang AND của người khác. Tuy nhiên, nguy cơ này hoàn toàn có thể phát hiện và kiểm soát trong quá trình làm xét nghiệm. Mặc dù vậy, vẫn gây mất thời giam, khó khăn khi phải thực hiện thu lại mẫu lần 2 để tiến hành lại các bước từ đầu.

Các nhầm lẫn trên có thể xảy ra trong quá trình thu thập, vận chuyển hoặc xử lý mẫu, đặc biệt phổ biến hơn trong các trường hợp khách hàng tự lấy mẫu ở nhà hoặc thực hiện xét nghiệm AND tại các trung tâm không đảm bảo uy tín, chưa xây dựng được quy trình làm việc khoa học, chuyên nghiệp.

2. Mẫu phẩm không đạt chuẩn để làm xét nghiệm ADN

Nguy cơ tiếp theo mà chúng ta có thể sẽ gặp phải khi làm xét nghiệm AND, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả, khiến kết quả không chính xác hoặc không thể cho ra kết quả đó chính là mẫu được sử dụng không đạt chuẩn. Nguy cơ này sẽ hoàn toàn có thể được phát hiện bởi các chuyên viên kỹ thuật trong quá trình làm kiểm tra, phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm.

Các nguyên nhân dẫn đến việc mẫu xét nghiệm AND không đạt chuẩn có thể là do:

- Người lấy mẫu đã trực tiếp chạm tay vào mẫu phẩm nhưng tay không sạch sẽ, dụng cụ thu mẫu chưa được vệ sinh sạch, đang nhiễm AND của người khác.

- Mẫu phẩm sau khi thu xong bảo quản không đúng cách, mẫu phẩm bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn làm biến đổi thành phần của mẫu, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả xét nghiệm.

Mẫu phẩm sau khi thu xong bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp cũng sẽ dẫn đến biến chất, hư hỏng do xảy ra thay đổi hóa học, sinh học không mong muốn.

- Do quá trình làm lạnh và đông lạnh không được thực hiện đúng cách, làm biến đổi, hỏng mẫu.

Do vậy, để mẫu phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xét nghiệm AND, chúng ta cần thực hiện lấy mẫu và bảo quản mẫu theo đúng khuyến cáo của chuyên gia, chính xác cho từng lại mẫu. Bạn có thể liên hệ với Loci để được chúng tôi hướng dẫn chi tiết cách lấy mẫu và bảo quản mẫu tại nhà.

- Mẫu phẩm không đủ số lượng

Mỗi mẫu phẩm sử dụng làm xét nghiệm AND đều cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về số lượng. Ví dụ với tóc thì cần từ 5 – 7 sợi có chân, móng tay/chân cần từ 5 móng đối với người lớn, cả bàn đối với trẻ con…

3. Nguy cơ mất mẫu xét nghiệm AND

Nguy cơ này có tỉ lệ xảy ra không cao nhưng vẫn tiềm ẩn. Nguyên nhân có thể là do thất lạc do gửi sai địa chỉ, nhân viên giao nhận làm mất mẫu, tư vấn viên làm mất mẫu của khách hàng.

4. Bị tư vấn không đúng gói xét nghiệm

Hiện có rất nhiều loại hình xét nghiệm AND khác nhau như: xét nghiệm AND trực hệ (cha – con, mẹ - con), xét nghiệm AND họ hàng dòng cha, họ hàng dòng mẹ… Tùy theo từng mục đích, chúng ta cần chọn loại xét nghiệm AND phù hợp. Để đưa ra tư vấn phù hợp, chuyên viên tư vấn phải được đào tạo, có chuyên môn. Việc tư vấn sai mối quan hệ cần xét nghiệm, loại hình xét nghiệm, mẫu phẩm sử dụng để xét nghiệm AND… có thể sẽ khiến cho kết quả không có giá trị sử dụng, đặc biệt là trong mục đích xét nghiệm AND pháp lý.

5. Thời gian trả kết quả không đúng như cam kết

Nếu bạn thực hiện xét nghiệm AND tại các trung tâm nhỏ, chưa chủ động được về nguồn lực nhân sự và thiết bị, công nghệ thì thông thường với các yêu cầu phức tạp, các cơ sở này không thể tự thực hiện mà phải gửi mẫu tới các bệnh viện, trung tâm lớn. Sự phụ thuộc dễ dẫn đến nguy cơ thời gian trả kết quả không đúng như dự kiến làm ảnh hưởng tới kế hoạch, dự định của khách hàng.

ĐT

Go to Top